VIDEO CLIPS
Video
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/ 6/ 2020 Trường mầm non Hoa Ánh Dương
Chuyến hành trình về nguồn của các bé Trường mầm non Ánh Dương
Hội thi bé vui khoẻ - Thông minh - Nhanh nhẹn” thành công tốt đẹp
Khám sức khỏe định kỳ lần thứ 2 năm học 2018 - 2019
Trải nghiệm về phương tiện giao thông đường bộ của các bé 5 tuổi
Tiệc Buffet cho các bé yêu đón năm mới 2019
Five Little Ducks Nursery Rhyme With Lyrics - Cartoon Animation Rhymes & Songs for Children
Five Little Monkeys Jumping on the Bed Nursery Rhyme - Cartoon Animation Rhymes Songs for Children
Bé được tự tay làm thiệp tặng Bà, Mẹ, Cô giáo ngày 8-3
Tuổi thần tiên: Trường mầm non quốc tế Ánh Dương
Mầm non Ánh Dương đứng đầu trong hệ thống GD Mầm Non
Dạy trẻ học mầm non theo cách "học mà chơi"
Trường mầm non Quốc Tế Ánh Dương chào đón năm mới 2016
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0984.916.448

Văn phòng - 02388.602.777
Hôm nay: 23 | Tất cả: 261,930
ALBUM ẢNH CÔNG TY
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC > TIN TỨC GIÁO DỤC
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI
Tin đăng ngày: 7/8/2017 - Xem: 892
 

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI

 ĐẠI CƯƠNG:

Montessori là một phương pháp giáo dục tiếp cận với trẻ. Đây là một cách để nhìn nhận và thấu hiểu thế giới trẻ thơ, và cũng là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và học hỏi của trẻ như thế nào, điều này đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể. Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được khá nhiều sự thành công khi có những phát triển không ngừng trên 100 năm qua. Phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả với trẻ em, từ các trường hợp trí óc chậm phát triển, có những khuyết tật trên cơ thể đến những trường hợp phát triển bình thường và ngay cả với những trường hợp có khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.

LỊCH SỬ:

Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển do bà Maria Montessori (1870-1952) một bác sĩ nhi và cũng là một nhà tâm lý sáng lập năm 1907 tại Italy. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức một ngôi trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Italia. tiếng Ý gọi là “Casa de Bambini” với 50 trẻ em. Bà nhận thấy rằng những trẻ em mà mọi người chẳng bao giờ có chút hy vọng thành công, lại là những trẻ học tập có tiến triển rất nhanh trong việc học tập trong khi các em làm việc độc lập trong những khu vực dành riêng cho các em. Bà đã phát triển nhiều chất liệu khác nhau nhằm cho phép các trẻ phát triển các kỹ năng thể lý, kỹ năng thần kinh, trong khi vẫn duy trì một mức tự chủ cao độ.

Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Từ đó, Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.

Đây là một cách rất tốt để giúp các nhà giáo dục và các ông bố bà mẹ nhìn nhận và tìm hiểu thế giới trẻ thơ. Đây là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và tiến trình học hỏi của trẻ như thế nào, những điều trên đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên nghiên cứu khoa học cụ thể của bà Maria Montessori. Phương pháp này đã gặt hái được thành công sau khi đã trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua và phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả trong việc giáo dục đối với các em ở dạng trí óc chậm phát triển, tật nguyền cơ thể cho đến những trường hợp phát triển bình thường và trường hợp có những khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.

TRIẾT LÝ:

“Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hoá, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc lập của trẻ, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình.” Dr. Maria Montessori.

Chương trình học Montessori (hiện nay được áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada) nhấn mạnh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa tất cả các vật thể sống, và nhu cầu của mỗi con người trong việc tìm được một công việc ý nghĩa cũng như một chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới này. Học sinh theo chương trình này sẽ được học về các văn hoá khác nhau, động vật, thực vật cùng với các kỹ năng tập đọc, ngôn ngữ và toán học. Giáo viên - hoặc còn gọi là “Người hướng dẫn” – đóng vai trò chỉ bảo cho từng trẻ, dựa vào khả năng thực của trẻ. Các chương trình học của Montessori khuyến khích trẻ có tính độc lập. Trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu chúng muốn thử một hoạt động mới, nếu trẻ cần giúp đỡ hoặc nếu chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình - mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận.

Montessori coi trọng hai năng lực nội sinh cho sự phát triển của một đứa trẻ là: Quá trình nhận biết và Khả năng nhận thức. Ba lĩnh vực mà Phương pháp Montessori nhắm tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các phát huy hoạt động trí tuệ.

 Phương pháp Montessori được dựa vào những điểm thiết yếu là:

  • Trẻ có sự yêu mến đích thực và nhu cầu cho việc làm có chủ đích.
  • Trẻ có một không gian bình thường và năng lực trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường của trẻ, không giống như năng lực của người lớn xét về mặt khả năng và chất lượng.
  • Những năm quan trọng nhất của sự phát triển là khoảng từ 7-8 năm đầu đời của trẻ, khi mà sự học tập không ý thức từ từ biến đổi dần đến mức có ý thức.
  • Trẻ em phải được tôn trọng vì chúng khác người lớn và vì mỗi cá thể là một thể khác nhau, không ai giống ai.

 

GIÁO CỤ

Các giáo cụ giảng dạy cần hỗ trợ cho sự hình thành bên trong của trẻ. Giáo cụ phải phù hợp với nhu cầu bên trong của trẻ. Điều này có nghĩa là giáo cụ học tập cần được áp dụng vào đúng thời điểm theo sự phát triển của trẻ.

  • Mỗi một giáo cụ cần có một mục đích cụ thể và có ý nghĩa đối với trẻ.
  • Các giáo cụ được phát triển từ đơn giản đến phức tạp về nội dung và hình thức.
  • Các giáo cụ được thiết kế để chuẩn bị gián tiếp cho việc học tập trong tương lai của trẻ.

  • Các giáo cụ được bắt đầu như một biểu hiện ở dạng vật chất về một ý tưởng và sau đó trở nên trừu tượng hơn.
  • Chất liệu của giáo cụ được thiết kế cho sự tự học, tự khám phá của trẻ. Sự kiểm soát các lỗi nằm ở chính chất liệu, chứ không phải ở giáo viên.


 

CHƯƠNG TRÌNH:

Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:

Thực hành cuộc sống:  Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn và uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau khi dây bẩn.

Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.

Nghệ thuật ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.

Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.

Các chủ đề về văn hoá: Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.

  1. Cuộc sống thực tế.

Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc “thực tế”. Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động phức tạp hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v.. Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc cách trổi vượt đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

  1. Về giác quan hay cảm giác:

Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có mùi vị giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi….

  1. Ngôn ngữ:

Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ đuổi theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được cung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để trẻ thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ đó được gửi về gia đình của trẻ…

  1. Toán học:

Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ.. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

  1. Địa lý:

Đầu tiên trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu đất và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt, trẻ sẽ học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ có cảm giác cụ thể giúp cho sự hình dung ra thế giới của chúng và nơi chúng đang sống….

“Mục đích của chúng tôi là không chỉ làm cho trẻ hiểu, nhưng lại không buộc trẻ phải ghi nhớ chúng, trái lại, chúng tôi chạm đến sự tưởng tượng của trẻ để thúc đẩy tiềm năng nội tâm của trẻ.” Dr. Maria Montessori.

Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm.

Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về “công việc” thì là do các trẻ với nhau. Trong các trường áp dụng phương pháp Montessori, giáo viên không phải là Người Hướng Dẫn duy nhất. Trẻ lớn hơn có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần thục một kỹ năng mới. Đó là lý do mà mỗi lớp học đều bao gồm 2-3 độ tuổi khác nhau.

 

NHẬN XÉT:

Montessori là một phương pháp giáo dục hiệu quả và nổi tiếng, rất phổ biến ở Mỹ, Canada, Ấn Độ. Tuy vậy, do Montessori không đăng ký bản quyền cho phương pháp của mình nên việc xác định một lớp hay trường có thực sự dạy theo phương pháp này theo như quảng cáo hay không là công việc khá khó đối với phụ huynh học sinh. Nhiều khi phụ huynh chỉ bị hấp dẫn bởi cái tên hay vì sự đồn đại kháo nhau chứ không hiểu thực sự phương pháp Montessori là gì, cụ thể thế nào, và cũng không có một cấp thẩm quyền nào quan tâm đến việc này, vì chính họ cũng mơ hồ không kém các bậc cha mẹ. Thường họ chỉ chú trọng đến các trang thiết bị, và cơ sở vật chất, nếu thấy na ná như các giáo cụ của Montessori là được rồi, mà không hiểu rằng, giá trị của phương pháp này không nằm ở đó.

Một vấn đề nữa mà phụ huynh học sinh cần lưu ý là việc cho con cái theo học trường hay lớp theo phương pháp Montessori chỉ đạt hiệu quả cao khi môi trường gia đình cũng tương thích với phương pháp đó. Việc tạo ra một môi trường gia đình tương thích với môi trường giáo dục Montessori do vậy rất quan trọng, để tránh những tình huống nhà trường dạy một đằng về nhà bố mẹ đòi hỏi một nẻo. Ví dụ, trẻ em theo học trường Montessori thường được nhiều tự do, tự chủ, lựa chọn nhiều hơn. Nếu về nhà, bố mẹ lại áp đặt làm thay hết mọi thứ thì việc học của trẻ chả còn mấy hiệu quả nữa.

Việc cho con cái đi học theo phương pháp Montessori đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình. Cách nhìn truyền thống về trẻ em so với cách nhìn của Montessori khác nhau. Theo truyền thống, trẻ em là đối tượng cần được người lớn dạy dỗ truyền đạt kiến thức để trưởng thành trở thành người lớn. Theo Montessori thì trẻ em là những ông thợ đang 'xây' mình trở thành những người lớn (he is building himself into an adult), vai trò của người lớn chỉ là hỗ trợ hay tạo điều kiện/môi trường thuận lợi cho điều đó diễn ra. Việc thay đổi góc nhìn này xem ra đơn giản nhưng lại ý nghĩa nó vô cùng to lớn.

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập được trang bị đầy đủ các giáo cụ đặc biệt ,hiện đại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo giỏi chuyên môn.

Hệ thống giáo dục này là một triết lý về sự phát triển của trẻ và đưa ra một hướng dẫn cho sự phát triển đó. Hệ thống này dựa trên hai nhu cầu phát triển quan trọng, đó là :

* Nhu cầu tự do vui chơi khám phá trong khuôn khổ

* Môi trường học tập được trang bị đầy đủ nhưng giáo cụ hiện đại đảm bảo rằng trẻ sẽ thích thú khám phá để trẻ đạt được những kinh nghiệm cho riêng mình

Thông qua những kinh nghiệm trên, trẻ sẽ phát triển đầy đủ cả vệ mặt thể chất lẫn tinh thần. Phương pháp giáo dục trên được xây dựng để nhằm phát huy tối đa khả năng đặc biệt cũng như mong muốn học hỏi của trẻ. Trong khi đó, trẻ em cần người lớn giúp mình chỉ dẫn về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, nhưng chính trẻ phải chủ động tác động lại những sự vật, hiện tượng đó.

Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được thành công khi trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua. Phương pháp này không những được sử dụng hiệu quả cho trẻ phát triển bình thường tới những trẻ có khả năng tự nhiên đặc biệt mà còn được sử dụng hết sức hiệu quả cho các trường hợp trí óc chậm phát triển hay tật nguyền trên khắp thế giới. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp là nhằm hướng tới sự phát triển tổng thể về tính cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ.

 

Maria Montessori (1870-1952), những con đường gieo chữ

 

                              

Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về Maria Montessori như sau: “Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới… là người phụ nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc biết viết – phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất ở phía nam như Argentina..”. Đọc những lời khen ngợi trên chắc hẳn mỗi chúng ta đều tự hỏi phải chăng chúng ta cũng là những người trưởng thành nhờ những phương pháp giáo dục do Maria Montessori đã đúc kết nên. Vậy chúng ta biết gì về người phụ nữ này?

Maria Montessori sinh ra ở Chiaravalle, Italia vào năm 1870. Cha bà là một quân nhân, còn mẹ bà là người ham đọc sách. Vào cái thời khi mà một người chỉ cần viết được tên mình cũng đủ tự hào thì mẹ bà quả là người hiếm có. Chính mẹ bà là người đã có ảnh hưởng lớn đến niềm say mê tri thức của bà sau này. Hồi nhỏ Maria được coi là một cô bé tự tin, lạc quan và quan tâm đến sự thay đổi. Hàng ngày Maria phải hoàn thành một số lượng đan len nhất định. Lúc rỗi Maria thích dắt đứa bé gù của nhà hàng xóm đi chơi. Ở trường, Maria tiếp thu kiến thức rất nhanh, và luôn dẫn đầu trong các kì thi. Trong các trò chơi Maria cũng luôn là người số một. Bố mẹ của Maria thường bất đồng với nhau trong cách giáo dục cô con gái thông minh của họ.

Năm 1886 sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật với số điểm 137/150, Maria vào học tại viện Tecnico Leonardo da Vinci. Tại đó bà học ngôn ngữ hiện đại và khoa học tự nhiên. Mặc dầu toán học là ngành bà yêu thích nhất, nhưng khi sắp sửa tốt nghiệp bà lại quyết định học y. Bố của bà kịch liệt phản đối quyết định đó, còn trường đại học Rome thì không cho phép nữ giới học y khoa. Bà tìm đường vào trường đại học bằng cách thi vào khoa toán và vật lý, và khoa học tự nhiên. Bà miệt mài học tập để dành kết quả thuyết phục khiến nhà trường chấp nhận cho bà theo học y khoa. Năm 1896 bà bảo vệ luận án tốt nghiệp trước một hội đồng gồm mười người đàn ông và tất cả mười người đều bị luận án của bà thuyết phục. Maria trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Italia.

Maria làm bác sĩ điều trị rồi làm bác sĩ phụ mổ. Ở ví trí nào bà cũng hết lòng vì người bệnh. Bà là người được lựa chọn đại diện cho Italia tham gia hai diễn đàn về phụ nữ tại Berlin và London vào các năm 1896 và 1890. Bà cũng dành nhiều thời gian cho các công trình nghiên cứu ở đại học Rome trước khi bà tham gia đội ngũ nhân viên tình nguyện của đại học này.

Chính những hoạt động tình nguyện đã đưa bà tới một bước ngoặt đáng ngạc nhiên trong đời. Trong một lần đến thăm một viện tâm thần, bà gặp những trẻ em kém phát triển trí tuệ không thể đến trường. Bà thấy các em thật tội nghiệp và muốn làm gì đó giúp các em. Bà bắt đầu nghiên cứu về trí não. Năm 1906 bà bỏ công việc là giảng viên môn nhân loại học tại đại học Rome để lập một trung tâm dạy trẻ. Bà muốn tạo cho các em nhỏ một môi trường để các em có thể thể hiện những khả năng của mình. Làm việc với các em, bà đã phát hiện ra những điều thú vị ở trẻ, thúc đẩy bà theo đuổi việc cải cách giáo dục.

Maria tin rằng trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. Bà cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng, và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, Maria nhận thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào. Bà khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng nhau. Từ những phát hiện quan trọng đó, bà quyết tâm lập ra phương pháp cải cách giáo dục.

Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học, đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v… Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rộng rãi cho tới ngày nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình.

Maria Montessori chỉ ra rằng muốn có chất lượng bài giảng, người giáo viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng trở nên hiệu quả. Thứ hai, giáo viên phải chú trọng đến tính đơn giản dễ hiểu của bài giảng: Phải loại bỏ tất cả những gì không hoàn toàn là chân lý, phải chọn những từ ngữ đơn giản nhất. Thứ ba, bài giảng phải khách quan: Tính cá nhân của giáo viên phải biến mất, điều được giảng dạy là đối tượng duy nhất giáo viên hướng học trò chú ý tới.

Thực tế chứng minh phương pháp giáo dục của Maria đã thành công rực rỡ ở mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ có phương pháp của bà mà những trẻ em thiểu năng trí tuệ được coi là không thể học cũng có thể tiếp thu kiến thức và có thể vượt qua những kì thi dành cho trẻ em bình thường. Phương pháp của bà cũng góp phần to lớn giúp các phụ huynh phát hiện và nuôi dưỡng những trẻ có tài năng đặc biệt từ khi các em còn bé. Năm 1912 cuốn sách mô tả phương pháp giáo dục của Maria lần đầu tiên được xuất bản và chỉ trong bốn ngày đã có 5.000 bản copy được mua. Năm 1913 bà sang thăm nước Mĩ và với sự giúp đỡ của những nhân vật nổi tiếng tâm huyết với giáo dục như vợ chồng Alexander Graham Bell, Helen Keller, Thomas Edison, bà đã lập Hội giáo dục Montessori ở Washington DC. Năm 1929 bà thành lập Hội giáo dục quốc tế Association Montessori Internationale viết tắt là AMI ở Đan Mạch. Sau đó các trung tâm AMI được mở ở nhiều quốc gia khác như Anh, Đức, Hà Lan… Trong các năm 1949, 1950, 1951, cái tên Maria Montessori nằm trong danh sách đề nghị xét tặng giải Nobel hòa bình.

Xét một cách toàn diện, nền giáo dục của mỗi quốc gia ở một mức độ nào đó đều được hưởng lợi từ phương pháp cải cách của Maria Montessori. Giờ đây khi mà tất cả các nhà hoạch định chính sách đều xác định rõ ràng rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, khi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng, tài sản quý giá nhất mà có thể để lại cho con cái là sự giáo dục tốt thì những nhà cải cách giáo dục thành công như Maria Montessori càng được biết ơn và tôn vinh.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI

 ĐẠI CƯƠNG:

Montessori là một phương pháp giáo dục tiếp cận với trẻ. Đây là một cách để nhìn nhận và thấu hiểu thế giới trẻ thơ, và cũng là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và học hỏi của trẻ như thế nào, điều này đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể. Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được khá nhiều sự thành công khi có những phát triển không ngừng trên 100 năm qua. Phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả với trẻ em, từ các trường hợp trí óc chậm phát triển, có những khuyết tật trên cơ thể đến những trường hợp phát triển bình thường và ngay cả với những trường hợp có khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.

LỊCH SỬ:

Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển do bà Maria Montessori (1870-1952) một bác sĩ nhi và cũng là một nhà tâm lý sáng lập năm 1907 tại Italy. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức một ngôi trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Italia. tiếng Ý gọi là “Casa de Bambini” với 50 trẻ em. Bà nhận thấy rằng những trẻ em mà mọi người chẳng bao giờ có chút hy vọng thành công, lại là những trẻ học tập có tiến triển rất nhanh trong việc học tập trong khi các em làm việc độc lập trong những khu vực dành riêng cho các em. Bà đã phát triển nhiều chất liệu khác nhau nhằm cho phép các trẻ phát triển các kỹ năng thể lý, kỹ năng thần kinh, trong khi vẫn duy trì một mức tự chủ cao độ.

Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Từ đó, Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.

Đây là một cách rất tốt để giúp các nhà giáo dục và các ông bố bà mẹ nhìn nhận và tìm hiểu thế giới trẻ thơ. Đây là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và tiến trình học hỏi của trẻ như thế nào, những điều trên đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên nghiên cứu khoa học cụ thể của bà Maria Montessori. Phương pháp này đã gặt hái được thành công sau khi đã trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua và phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả trong việc giáo dục đối với các em ở dạng trí óc chậm phát triển, tật nguyền cơ thể cho đến những trường hợp phát triển bình thường và trường hợp có những khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.

TRIẾT LÝ:

“Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hoá, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc lập của trẻ, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình.” Dr. Maria Montessori.

Chương trình học Montessori (hiện nay được áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada) nhấn mạnh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa tất cả các vật thể sống, và nhu cầu của mỗi con người trong việc tìm được một công việc ý nghĩa cũng như một chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới này. Học sinh theo chương trình này sẽ được học về các văn hoá khác nhau, động vật, thực vật cùng với các kỹ năng tập đọc, ngôn ngữ và toán học. Giáo viên - hoặc còn gọi là “Người hướng dẫn” – đóng vai trò chỉ bảo cho từng trẻ, dựa vào khả năng thực của trẻ. Các chương trình học của Montessori khuyến khích trẻ có tính độc lập. Trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu chúng muốn thử một hoạt động mới, nếu trẻ cần giúp đỡ hoặc nếu chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình - mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận.

Montessori coi trọng hai năng lực nội sinh cho sự phát triển của một đứa trẻ là: Quá trình nhận biết và Khả năng nhận thức. Ba lĩnh vực mà Phương pháp Montessori nhắm tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các phát huy hoạt động trí tuệ.

 Phương pháp Montessori được dựa vào những điểm thiết yếu là:

  • Trẻ có sự yêu mến đích thực và nhu cầu cho việc làm có chủ đích.
  • Trẻ có một không gian bình thường và năng lực trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường của trẻ, không giống như năng lực của người lớn xét về mặt khả năng và chất lượng.
  • Những năm quan trọng nhất của sự phát triển là khoảng từ 7-8 năm đầu đời của trẻ, khi mà sự học tập không ý thức từ từ biến đổi dần đến mức có ý thức.
  • Trẻ em phải được tôn trọng vì chúng khác người lớn và vì mỗi cá thể là một thể khác nhau, không ai giống ai.

 

GIÁO CỤ

Các giáo cụ giảng dạy cần hỗ trợ cho sự hình thành bên trong của trẻ. Giáo cụ phải phù hợp với nhu cầu bên trong của trẻ. Điều này có nghĩa là giáo cụ học tập cần được áp dụng vào đúng thời điểm theo sự phát triển của trẻ.

  • Mỗi một giáo cụ cần có một mục đích cụ thể và có ý nghĩa đối với trẻ.
  • Các giáo cụ được phát triển từ đơn giản đến phức tạp về nội dung và hình thức.
  • Các giáo cụ được thiết kế để chuẩn bị gián tiếp cho việc học tập trong tương lai của trẻ.

  • Các giáo cụ được bắt đầu như một biểu hiện ở dạng vật chất về một ý tưởng và sau đó trở nên trừu tượng hơn.
  • Chất liệu của giáo cụ được thiết kế cho sự tự học, tự khám phá của trẻ. Sự kiểm soát các lỗi nằm ở chính chất liệu, chứ không phải ở giáo viên.


 

CHƯƠNG TRÌNH:

Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:

Thực hành cuộc sống:  Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn và uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau khi dây bẩn.

Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.

Nghệ thuật ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.

Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.

Các chủ đề về văn hoá: Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.

  1. Cuộc sống thực tế.

Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc “thực tế”. Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động phức tạp hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v.. Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc cách trổi vượt đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

  1. Về giác quan hay cảm giác:

Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có mùi vị giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi….

  1. Ngôn ngữ:

Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ đuổi theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được cung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để trẻ thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ đó được gửi về gia đình của trẻ…

  1. Toán học:

Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ.. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

  1. Địa lý:

Đầu tiên trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu đất và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt, trẻ sẽ học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ có cảm giác cụ thể giúp cho sự hình dung ra thế giới của chúng và nơi chúng đang sống….

“Mục đích của chúng tôi là không chỉ làm cho trẻ hiểu, nhưng lại không buộc trẻ phải ghi nhớ chúng, trái lại, chúng tôi chạm đến sự tưởng tượng của trẻ để thúc đẩy tiềm năng nội tâm của trẻ.” Dr. Maria Montessori.

Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm.

Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về “công việc” thì là do các trẻ với nhau. Trong các trường áp dụng phương pháp Montessori, giáo viên không phải là Người Hướng Dẫn duy nhất. Trẻ lớn hơn có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần thục một kỹ năng mới. Đó là lý do mà mỗi lớp học đều bao gồm 2-3 độ tuổi khác nhau.

 

NHẬN XÉT:

Montessori là một phương pháp giáo dục hiệu quả và nổi tiếng, rất phổ biến ở Mỹ, Canada, Ấn Độ. Tuy vậy, do Montessori không đăng ký bản quyền cho phương pháp của mình nên việc xác định một lớp hay trường có thực sự dạy theo phương pháp này theo như quảng cáo hay không là công việc khá khó đối với phụ huynh học sinh. Nhiều khi phụ huynh chỉ bị hấp dẫn bởi cái tên hay vì sự đồn đại kháo nhau chứ không hiểu thực sự phương pháp Montessori là gì, cụ thể thế nào, và cũng không có một cấp thẩm quyền nào quan tâm đến việc này, vì chính họ cũng mơ hồ không kém các bậc cha mẹ. Thường họ chỉ chú trọng đến các trang thiết bị, và cơ sở vật chất, nếu thấy na ná như các giáo cụ của Montessori là được rồi, mà không hiểu rằng, giá trị của phương pháp này không nằm ở đó.

Một vấn đề nữa mà phụ huynh học sinh cần lưu ý là việc cho con cái theo học trường hay lớp theo phương pháp Montessori chỉ đạt hiệu quả cao khi môi trường gia đình cũng tương thích với phương pháp đó. Việc tạo ra một môi trường gia đình tương thích với môi trường giáo dục Montessori do vậy rất quan trọng, để tránh những tình huống nhà trường dạy một đằng về nhà bố mẹ đòi hỏi một nẻo. Ví dụ, trẻ em theo học trường Montessori thường được nhiều tự do, tự chủ, lựa chọn nhiều hơn. Nếu về nhà, bố mẹ lại áp đặt làm thay hết mọi thứ thì việc học của trẻ chả còn mấy hiệu quả nữa.

Việc cho con cái đi học theo phương pháp Montessori đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình. Cách nhìn truyền thống về trẻ em so với cách nhìn của Montessori khác nhau. Theo truyền thống, trẻ em là đối tượng cần được người lớn dạy dỗ truyền đạt kiến thức để trưởng thành trở thành người lớn. Theo Montessori thì trẻ em là những ông thợ đang 'xây' mình trở thành những người lớn (he is building himself into an adult), vai trò của người lớn chỉ là hỗ trợ hay tạo điều kiện/môi trường thuận lợi cho điều đó diễn ra. Việc thay đổi góc nhìn này xem ra đơn giản nhưng lại ý nghĩa nó vô cùng to lớn.

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập được trang bị đầy đủ các giáo cụ đặc biệt ,hiện đại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo giỏi chuyên môn.

Hệ thống giáo dục này là một triết lý về sự phát triển của trẻ và đưa ra một hướng dẫn cho sự phát triển đó. Hệ thống này dựa trên hai nhu cầu phát triển quan trọng, đó là :

* Nhu cầu tự do vui chơi khám phá trong khuôn khổ

* Môi trường học tập được trang bị đầy đủ nhưng giáo cụ hiện đại đảm bảo rằng trẻ sẽ thích thú khám phá để trẻ đạt được những kinh nghiệm cho riêng mình

Thông qua những kinh nghiệm trên, trẻ sẽ phát triển đầy đủ cả vệ mặt thể chất lẫn tinh thần. Phương pháp giáo dục trên được xây dựng để nhằm phát huy tối đa khả năng đặc biệt cũng như mong muốn học hỏi của trẻ. Trong khi đó, trẻ em cần người lớn giúp mình chỉ dẫn về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, nhưng chính trẻ phải chủ động tác động lại những sự vật, hiện tượng đó.

Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được thành công khi trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua. Phương pháp này không những được sử dụng hiệu quả cho trẻ phát triển bình thường tới những trẻ có khả năng tự nhiên đặc biệt mà còn được sử dụng hết sức hiệu quả cho các trường hợp trí óc chậm phát triển hay tật nguyền trên khắp thế giới. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp là nhằm hướng tới sự phát triển tổng thể về tính cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ.

 

Maria Montessori (1870-1952), những con đường gieo chữ

 

                              

Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về Maria Montessori như sau: “Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới… là người phụ nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc biết viết – phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất ở phía nam như Argentina..”. Đọc những lời khen ngợi trên chắc hẳn mỗi chúng ta đều tự hỏi phải chăng chúng ta cũng là những người trưởng thành nhờ những phương pháp giáo dục do Maria Montessori đã đúc kết nên. Vậy chúng ta biết gì về người phụ nữ này?

Maria Montessori sinh ra ở Chiaravalle, Italia vào năm 1870. Cha bà là một quân nhân, còn mẹ bà là người ham đọc sách. Vào cái thời khi mà một người chỉ cần viết được tên mình cũng đủ tự hào thì mẹ bà quả là người hiếm có. Chính mẹ bà là người đã có ảnh hưởng lớn đến niềm say mê tri thức của bà sau này. Hồi nhỏ Maria được coi là một cô bé tự tin, lạc quan và quan tâm đến sự thay đổi. Hàng ngày Maria phải hoàn thành một số lượng đan len nhất định. Lúc rỗi Maria thích dắt đứa bé gù của nhà hàng xóm đi chơi. Ở trường, Maria tiếp thu kiến thức rất nhanh, và luôn dẫn đầu trong các kì thi. Trong các trò chơi Maria cũng luôn là người số một. Bố mẹ của Maria thường bất đồng với nhau trong cách giáo dục cô con gái thông minh của họ.

Năm 1886 sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật với số điểm 137/150, Maria vào học tại viện Tecnico Leonardo da Vinci. Tại đó bà học ngôn ngữ hiện đại và khoa học tự nhiên. Mặc dầu toán học là ngành bà yêu thích nhất, nhưng khi sắp sửa tốt nghiệp bà lại quyết định học y. Bố của bà kịch liệt phản đối quyết định đó, còn trường đại học Rome thì không cho phép nữ giới học y khoa. Bà tìm đường vào trường đại học bằng cách thi vào khoa toán và vật lý, và khoa học tự nhiên. Bà miệt mài học tập để dành kết quả thuyết phục khiến nhà trường chấp nhận cho bà theo học y khoa. Năm 1896 bà bảo vệ luận án tốt nghiệp trước một hội đồng gồm mười người đàn ông và tất cả mười người đều bị luận án của bà thuyết phục. Maria trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Italia.

Maria làm bác sĩ điều trị rồi làm bác sĩ phụ mổ. Ở ví trí nào bà cũng hết lòng vì người bệnh. Bà là người được lựa chọn đại diện cho Italia tham gia hai diễn đàn về phụ nữ tại Berlin và London vào các năm 1896 và 1890. Bà cũng dành nhiều thời gian cho các công trình nghiên cứu ở đại học Rome trước khi bà tham gia đội ngũ nhân viên tình nguyện của đại học này.

Chính những hoạt động tình nguyện đã đưa bà tới một bước ngoặt đáng ngạc nhiên trong đời. Trong một lần đến thăm một viện tâm thần, bà gặp những trẻ em kém phát triển trí tuệ không thể đến trường. Bà thấy các em thật tội nghiệp và muốn làm gì đó giúp các em. Bà bắt đầu nghiên cứu về trí não. Năm 1906 bà bỏ công việc là giảng viên môn nhân loại học tại đại học Rome để lập một trung tâm dạy trẻ. Bà muốn tạo cho các em nhỏ một môi trường để các em có thể thể hiện những khả năng của mình. Làm việc với các em, bà đã phát hiện ra những điều thú vị ở trẻ, thúc đẩy bà theo đuổi việc cải cách giáo dục.

Maria tin rằng trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. Bà cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng, và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, Maria nhận thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào. Bà khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng nhau. Từ những phát hiện quan trọng đó, bà quyết tâm lập ra phương pháp cải cách giáo dục.

Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học, đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v… Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rộng rãi cho tới ngày nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình.

Maria Montessori chỉ ra rằng muốn có chất lượng bài giảng, người giáo viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng trở nên hiệu quả. Thứ hai, giáo viên phải chú trọng đến tính đơn giản dễ hiểu của bài giảng: Phải loại bỏ tất cả những gì không hoàn toàn là chân lý, phải chọn những từ ngữ đơn giản nhất. Thứ ba, bài giảng phải khách quan: Tính cá nhân của giáo viên phải biến mất, điều được giảng dạy là đối tượng duy nhất giáo viên hướng học trò chú ý tới.

Thực tế chứng minh phương pháp giáo dục của Maria đã thành công rực rỡ ở mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ có phương pháp của bà mà những trẻ em thiểu năng trí tuệ được coi là không thể học cũng có thể tiếp thu kiến thức và có thể vượt qua những kì thi dành cho trẻ em bình thường. Phương pháp của bà cũng góp phần to lớn giúp các phụ huynh phát hiện và nuôi dưỡng những trẻ có tài năng đặc biệt từ khi các em còn bé. Năm 1912 cuốn sách mô tả phương pháp giáo dục của Maria lần đầu tiên được xuất bản và chỉ trong bốn ngày đã có 5.000 bản copy được mua. Năm 1913 bà sang thăm nước Mĩ và với sự giúp đỡ của những nhân vật nổi tiếng tâm huyết với giáo dục như vợ chồng Alexander Graham Bell, Helen Keller, Thomas Edison, bà đã lập Hội giáo dục Montessori ở Washington DC. Năm 1929 bà thành lập Hội giáo dục quốc tế Association Montessori Internationale viết tắt là AMI ở Đan Mạch. Sau đó các trung tâm AMI được mở ở nhiều quốc gia khác như Anh, Đức, Hà Lan… Trong các năm 1949, 1950, 1951, cái tên Maria Montessori nằm trong danh sách đề nghị xét tặng giải Nobel hòa bình.

Xét một cách toàn diện, nền giáo dục của mỗi quốc gia ở một mức độ nào đó đều được hưởng lợi từ phương pháp cải cách của Maria Montessori. Giờ đây khi mà tất cả các nhà hoạch định chính sách đều xác định rõ ràng rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, khi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng, tài sản quý giá nhất mà có thể để lại cho con cái là sự giáo dục tốt thì những nhà cải cách giáo dục thành công như Maria Montessori càng được biết ơn và tôn vinh.

Tin tức khác:
Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ Nữ 2024 (11/4/2024)
Buổi trải nghiệm bước sang chủ điểm Động vật (11/4/2024)
Buổi trải nghiệm "Thay mẹ vào bếp" chào mừng ngày 8/3 (11/4/2024)
Chủ điểm thực vật dành cho các bé (11/4/2024)
Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết (11/4/2024)
Vui đón xuân tại trường (11/4/2024)
Tiệc buffe tạm biệt năm Quý Mão (11/4/2024)
Chúc mừng Giâng Sinh 2023 (11/4/2024)
Chúc mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam (11/4/2024)
Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023 (19/11/2023)
Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 2023 (31/10/2023)
Buổi trải nghiệm làm giá đỗ của các bạn nhỏ 4B (31/10/2023)
Trung thu rộn ràng, ngập tràn yêu thương (31/10/2023)
Lễ khai giảng năm học 2023-2024 (31/10/2023)
Liên hoan Mừng Sinh Nhật Bác 19/5 (22/5/2023)

TRƯỜNG MẦM NON HOA ÁNH DƯƠNG
Đ/c Trường: Số 1 Trần Nguyên Hãn - P.Đông Vịnh - TP Vinh
Điện thoại: 0984.916.448 (Mrs Mai)
Đơn vị chủ quản: Số 7 Ngõ số 1 Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh
Tel: 02388.602.777
Website: http://hoaanhduong.edu.vn

Tin tức
  • Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ Nữ 2024
  • Buổi trải nghiệm bước sang chủ điểm Động vật
  • Buổi trải nghiệm "Thay mẹ vào bếp" chào mừng ngày
  • Chủ điểm thực vật dành cho các bé
  • Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết
  • Vui đón xuân tại trường
  • Tiệc buffe tạm biệt năm Quý Mão
  • Chúc mừng Giâng Sinh 2023