Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ học tiếng Anh từ lúc còn nhỏ để ngôn ngữ này trở thành phản xạ. Việc học ngoại ngữ không nhất thiết bắt đầu khi trẻ đã biết đọc, biết viết mà có thể từ lúc các em nghe và bắt chước nhiều.
Trẻ nhỏ học tự nhiên khi được kích thích trí mò khám phá. Những hoạt động vui học như bài hát có vần điệu, trò chơi tương tác... mang đến cho các em niềm yêu thích với ngôn ngữ.
Trẻ thường có xu hướng hát lại những bài tiếng Anh đơn giản, tươi vui khi về nhà. Nhờ cách này, vốn từ vựng, phát ấm của trẻ sẽ được cải thiện qua từng ngày mà không phải gò bó vào khuôn khổ cứng nhắc.
Cho trẻ học từ khi còn nhỏ sẽ tạo điều kiện để các em cố gắng hết sức mà không sợ sai. Khi thực hành kỹ năng giao tiếp, vốn từ vựng, trẻ sẽ hào hứng chờ phản hồi từ bạn bè, thầy cô cũng như người thân.
Hơn nữa, trẻ nhỏ có cơ hội được rèn luyện ngôn ngữ từ môi trường lớp học, gia đình. Tại lớp, thầy cô sẽ hướng dẫn các em thông qua những hoạt động học tập vui nhộn. Khi về nhà, cha mẹ sẽ đồng hành cùng con trong việc học ngôn ngữ thông qua CD, sách truyện và phim ảnh.
Thấu hiểu đa văn hóa
Việc cho trẻ tiếp cận với thế giới sẽ giúp các em làm quen với sự phong phú của các nền văn hóa. Qua đó, trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi được trưởng thành trong môi trường xã hội đang toàn cầu hóa và kết nối phẳng như hiện nay.
Theo hai nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Ngôn ngữ của Đại học Cornell, Mỹ (Cornell Language Acquisition Lab) Barbara Lust và Sujin Yang, phương pháp giúp trẻ học ngôn ngữ mới hiệu quả nhất là đặt các em trong môi trường sử dụng ngôn ngữ đó. Độ tuổi được tiếp cận phương pháp này càng sớm, trẻ càng có xu hướng phát âm và giao tiếp như người bản ngữ.
Từ những hoạt động vui chơi cùng tiếng Anh, các em sẽ tự mình tìm tòi và tham gia cùng bạn bè trang lứa. Từ đó, trẻ sẽ học và tiếp thu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên chuyên môn cao và am hiểu tâm lý sẽ hạn chế những bỡ ngỡ ban đầu, giúp trẻ thoải mái vui học.